Hãy là một phần của Kế hoạch đa dạng sinh học

Thứ năm - 06/06/2024 09:45
 "Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên" (“Luật đa dạng sinh học” do Quốc hội ban hành tại Hà Nội, ngày 10/12/2008).
 

Đa dạng sinh học trở thành vấn đề pháp lý quốc tế theo Công Ước về đa dạng sinh học 1992 với 150 quốc gia ký kết (trong đó Việt Nam ký kết ngày 16/11/1994). Theo Điều 2 Công ước thì khái niệm về đa dạng được đề cập như sau:

“Ða dạng sinh học có nghĩa là tính (đa dạng) biến thiên giữa các sinh vật sống của tất cả các nguồn bao gồm các hệ sinh thái tiếp giáp, trên cạn, biển, các hệ sinh thái thuỷ vực khác và các tập hợp sinh thái mà chúng là một phần. Tính đa dạng này thể hiện ở trong mỗi bộ loài, giữa các loài và các hệ sinh học.”
aaaaaaaaa

Đa dạng sinh học được phân loại gồm các thành phần sau:
- Đa dạng về gen: bao gồm tất cả các gen, các nhiễm sắc thể, ADN có trong các cá thể của các loài thực vật, động vật, nấm và vi sinh vật giúp tạo ra nét đặc trưng riêng biệt và đa dạng của từng loài.
- Đa dạng về loài: sự đa dạng, phong phú về các chủng loài khác nhau trong tự nhiên. Sự đa dạng về loài bao gồm số lượng vô cùng lớn về thực vật, động vật và vi sinh vật.
- Đa dạng về hệ sinh thái: sự đa dạng, phong phú về mối quan hệ tương tác với nhau giữa các quần thể sinh vật, động vật, các quá trình sinh học đối với hệ sinh thái.

quy hoach bao ton da dang sinh hoc 1108233636

Những hành vi bị nghiêm cấm:
Đa dạng sinh học đang đứng trước tình trạng suy giảm. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc đó cũng do con người gây ra. Vậy nên, Điều 7 Luật Đa dạng sinh học cũng chỉ ra các hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học như sau:
cac hanh vi nghiem cam ve da dang sinh hoc 1108233636
- Cấm các hành vi săn bắt, đánh bắt, khai thác các loài hoang dã của khu bảo tồn nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (ngoại trừ với lý do cho mục đích nghiên cứu khoa học), hành vi lấn chiếm đất đai, phá hủy hoại cảnh quan và hệ sinh thái tự nhiên, nuôi trồng các loài ngoại lai gây xâm hại trong khu bảo tồn.
- Hành vi xây dựng công trình, nhà ở trong khu bảo tồn thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (trừ công trình phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh). Nghiêm cấm hành vi xây dựng công trình, nhà ở trái phép trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn.
- Trong khu bảo tồn thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phục hồi sinh thái nghiêm cấm đối với các hành vi khảo sát, thăm dò, điều tra nhằm khai thác trái phép khoáng sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm (quy mô trang trại), nuôi trồng thủy sản (quy mô công nghiệp), cư trú trái phép, gây ô nhiễm môi trường.
- Hành động săn bắt, đánh bắt, khai thác bộ phận cơ thể, giết, tiêu thụ, vận chuyển, thu mua, buôn bán trái phép, các hình thức quảng cáo, tiếp thị, tiêu thụ trái phép sản phẩm có nguồn gốc từ các loài thuộc “danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm” được ưu tiên bảo vệ.
- Cấm việc nuôi trồng với mục đích sinh sản, sinh trưởng và cấy nhân tạo trái phép các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc “danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm” được ưu tiên bảo vệ.
- Nghiêm cấm nhập khẩu, phóng thích trái phép sinh vật đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.
- Cấm hành vi nhập khẩu và phát triển các loài ngoại lai xâm hại.
- Tiếp cận trái phép với nguồn gen thuộc “danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm” được ưu tiên bảo vệ.
- Trong khu bảo tồn nghiêm cấm hành vi chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất.

"HÃY LÀ MỘT PHẦN CỦA KẾ HOẠCH ĐA DẠNG SINH HỌC"

 

Tác giả bài viết: NCQ, Phòng Dân số - Truyền thông, Giáo dục sức khỏe

Nguồn tin: Trích từ https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/da-dang-sinh-hoc-la-gi-883-95182-article.html

 Từ khóa: Đa dạng sinh học

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây