Lồng ruột là cấp cứu ngoại khoa liên quan đến đường ruột bao gồm ruột non và ruột già, trong đó một đoạn ruột phía trên di chuyển và chui vào lòng đoạn ruột phía dưới (hay ngược lại) làm tắc nghẽn sự lưu thông của ruột. Khi đoạn ruột chui vào kèm theo các mạch máu cũng bị cuốn vào theo, khiến cho các mạch máu bị thắt nghẹt gây tổn thương đoạn ruột bên dưới và chảy máu.
Đa số các trường hợp lồng ruột không xác định được nguyên nhân. Các yếu tố có thể cho là nguyên nhân gây ra lồng ruột ở trẻ em gồm:
Ruột dễ co bóp bất thường trong thời kỳ trẻ chuyển từ bú sữa sang ăn dặm. Thêm vào đó, do kích thước các đoạn ruột ở trẻ em quá chênh lệch nhau nên dễ xảy ra lồng ruột.
Khối u lành tính hay hiếm gặp hơn là ung thư ruột non, polyp trong lòng ruột, bệnh túi thừa Meckel hay những đợt nhiễm bệnh gây rối loạn co bóp ruột
Viêm ruột
Siêu vi
Triệu chứng bệnh Lồng ruột
Trẻ khó chịu do co thắt dạ dày
Khóc thét đột ngột, co gối lên ngực do đau bụng từng cơn, tái phát nhiều lần
Bỏ bú
Nôn ói nhiều lần
Đi tiêu phân nhầy, máu
Thỉnh thoảng cảm thấy một khối u nhô lên ở vùng dạ dày
Mệt lả
Tiêu chảy
Sốt
Mất nước
Nôn liên tục
Chướng bụng
Da lạnh, nhợt nhạt
Mạch nhanh, nông
Thở nhanh nông
Tuổi: lồng ruột có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng độ tuổi mắc bệnh nhiều nhất là trong khoảng từ 3 đến 6 tháng tuổi
Giới tính: bé trai có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 đến 3 lần so với bé gái, đặc biệt là các bé trai bụ bẫm
Lồng ruột ở trẻ em xảy ra nhiều hơn vào mùa thu và mùa đông
Bẩm sinh có cấu tạo ruột bất thường
Đã từng mắc bệnh lồng ruột trước đây
Mắc phải hội chứng suy giảm miễn dịch
Yếu tố gia đình: có anh chị em ruột đã từng mắc bệnh lồng ruột
- Tháo lồng bằng hơi: bác sĩ đặt một ống thông nhỏ vào lòng trực tràng, dưới hướng dẫn của máy X-quang tại chỗ, bác sĩ sẽ bơm hơi dần vào ruột già với một áp lực vừa phải để kéo giãn đoạn ruột lồng cho đến khi khối lồng được tháo ra hoàn toàn
- Phương pháp điều trị này có tỷ lệ thành công khá cao và trẻ không cần phải trải qua đau đớn bằng phẫu thuật.
- Đặt ống thông mũi - dạ dày: giúp giảm áp lực trong ruột non
- Phẫu thuật để tháo khối ruột lồng
- Kháng sinh để điều trị nhiễm trùng
- Nếu trẻ đến muộn trên 24 giờ: phẫu thuật để cắt đoạn ruột đã hoại tử. Tuy nhiên, việc chăm sóc và hồi sức sau mổ rất khó khăn và phức tạp, trẻ dễ tử vong do suy kiệt và viêm phổi nặng.
Tác giả bài viết: NCQ, Phòng Dân số - Truyền thông, Giáo dục sức khỏe
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn