Đột quỵ não là một hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi sự mất đột ngột cấp tính các chức năng của não, các triệu chứng thần kinh tương xứng với vùng não do động mạch bị tổn thương chi phối, không do nguyên nhân chấn thương.
Đột quỵ não gồm 2 thể: nhồi máu não (tắc mạch não) và chảy máu não (vỡ mạch máu não).
* Tác dụng và hiệu quả điều trị của thuốc:
– Thuốc tiêu sợi huyết có tác dụng làm tan huyết khối (cục máu đông làm tắc dòng chảy mạch máu não và gây ra đột quỵ nhồi máu não).
– Thuốc làm tái thông mạch máu não bị tắc, làm giảm tỉ lệ tàn tật và tăng khả năng phục hồi vận động của bệnh nhân sau đột quỵ não (tăng thêm 30% tỉ lệ không tàn phế hoặc tàn phế ở mức tối thiểu). Trung bình cứ 8 bệnh nhân được điều trị kịp thời bằng thuốc tiêu sợi huyết sẽ có 1 bệnh nhân khôi phục bình thường
* Một số nguy cơ khi dùng thuốc tiêu sợi huyết:
– Dị ứng thuốc
– Gây chảy máu não/ chảy máu nội tạng
– Biến chứng phù mạch đã được báo cáo với tỉ lệ khoảng 5%
* Chỉ định:
– Tuổi >18
– Thời gian khởi phát triệu chứng < 4.5 giờ
– Không có chảy máu trên phim chụp cắt lớp vi tính sọ não
– NIHSS 5-22 điểm (thang điểm đánh giá mức độ nặng của đột quỵ
* Chống chỉ định:
– Tiền sử chảy máu não đã biết
– Các triệu chứng gợi ý chảy máu dưới nhện
– Ung thư hóa
– Rối loạn đông máu
– Tiền sử đột quỵ não, phẫu thuật trong sọ hoặc chấn thương sọ não nặng trong 3 tháng gần đây
– Phẫu thuật lớn trong 14 ngày trước
– Huyết áp tâm thu cao không kiểm soát được (>185mmHg)
– Chảy máu tiêu hoá hoặc đường tiết niệu trong vòng 21 ngày trước
Như vậy, không phải cứ đột quỵ não là có thể dùng thuốc tiêu sợi huyết và hiệu quả điều trị không phải 100%. Tuy nhiên, thuốc tiêu sợi huyết mở ra cơ hội cho bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não. Bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp này càng sớm thì càng tăng khả năng khôi phục hoàn toàn cũng như giảm tỉ lệ tàn tật mức thấp.
Phương pháp tiêu sợi huyết điều trị đột quỵ nhồi máu não, nhồi máu cơ tim đã được ứng dụng thành công tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê, giúp cho người bệnh phục hồi chỉ sau vài giờ điều trị.
Tác giả bài viết: NCQ, Phòng Dân số - Truyền thông, Giáo dục sức khỏe
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn