PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SỚM CHO NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ
- Thứ năm - 23/03/2023 08:02
- In ra
- Đóng cửa sổ này
A. Khái niệm: Đột quỵ não là các thiếu sót chức năng thần kinh xảy ra đột ngột với các triệu chứng khu trú hơn là lan tỏa, các triệu chứng tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trong vòng 24 giờ và thường do nguyên nhân mạch máu, loại trừ nguyên nhân chấn thương sọ não. Đột quỵ não bao gồm hai thể: Nhồi máu não chiếm 80-85% và xuất huyết não chiếm 15-20%.
Đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây ra tàn tật và để lại di chứng nặng nề: 1/3 người bệnh đột qụy bị tàn tật và hoàn toàn phụ thuộc, 1/3 phụ thuộc một phần, 50% không hồi phục chức năng tay. Các di chứng do đột quỵ não để lại từ nhẹ đến vừa chiếm tỷ lệ cao là 68,4%, di chứng nặng là 27,6% trong đó di chứng về vận động là chủ yếu chiếm 92,6%. Có từ 1/3 đến 2/3 người bệnh sống sót sau đột quỵ não để lại di chứng tàn tật vĩnh viễn.
Do đó, việc phục hồi chức năng vận động sớm cần được đặt ra cấp thiết nhằm làm giảm tối đa các di chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
B. Phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân sau đột quỵ não dễ hay khó?
Dễ là khi:
– Người bệnh được tập phục hồi chức năng kịp thời.
– Sự phối hợp và hỗ trợ tận tâm của các Bác sĩ/Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng với các bài tập phù hợp, khoa học cũng như trị liệu về mặt tâm lí cho người bệnh.
– Có được sự khuyến khích, động viên của người thân trong gia đình trong vấn đề tập luyện, ăn uống và sinh hoạt cho người bệnh.
Khó là khi: Đa số người bệnh bị đột quỵ não thường bị rối loạn về tâm lí như trầm cảm nên không cố gắng hoặc từ bỏ tập luyện. Vì vậy, để phục hồi cần đòi hỏi tính kiên trì, ý chí vững vàng, và lạc quan của người bệnh.
– Người bệnh không được tập phục hồi chức năng sớm và toàn diện.
– Người bệnh không từ bỏ các thói quen có thể gây tái phát như: hút thuốc, ăn mặn…
C. Khi nào có thể bắt đầu tập PHCN cho NB đột quỵ?
1. Quan điểm cũ: PHCN cho NB đột quỵ được thực hiện từ giai đoạn hồi phục của người bệnh ( sau khởi phát bệnh 2-3 tuần)
2. Hiện nay quan điểm mới: cần “phục hồi chức năng sớm “ cho NB đột quỵ.
- PHCN càng sớm càng có nhiều khả năng lấy lại được năng lực và kỹ năng bị mất.
- Sẽ bắt đầu khi các bác sĩ cấp cứu và bác sĩ PHCN xác định ổn định về mặt y khoa & có thể có lợi.
- Hầu hết PHCN đều theo y lệnh của bác sĩ, thường (sau 24 - 48h), ngay trong giai đoạn cấp tại đơn vị cấp cứu.
3. Tác dụng tốt “PHCN sớm” mang lại cho người bệnh đột quỵ:
+ Ngăn ngừa các tai biến cũng như biến chứng có thể xảy ra như: trật khớp, chấn thương, rối loạn vận mạch
+ Giảm các biến chứng liên quan đến nằm lâu: biến chứng về hô hấp, loét tỳ đè, teo cơ, cứng khớp, táo bón, nhiễm khuẩn tiết niệu , bí tiểu…
+ Giảm đáng kể số tử vong thứ phát do bất động: Tắc mạch phổi
+ Thúc đẩy quá trình hồi phục của não bộ.
+ Các hoạt động chức năng được cải thiện nhanh hơn và tốt hơn.
+ Rút ngắn thời gian nằm viện, giảm chi phí điều trị.
4. Các phương pháp PHCN sớm sau ĐQN:
- Các kỹ thuật vị thế đặt tư thế đúng: có vai trò rất quan trọng trong việc phòng chống các biến chứng sau ĐQN.
- Vận động trị liệu :
+ Giai đoạn đầu:thụ động, chủ động, kháng trở tùy theo mốc vận động của bệnh nhân. Tăng sức mạnh, tăng sức bên của cơ, điều hòa vận động, tăng hay duy trì tầm vận động của khớp. ( Vai, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay, háng, gối, cổ chân, ngón chân), ngăn ngừa các biến chứng khác như tắc khối tĩnh mạch, tắc mạch phổi, nhồi máu phổi.
- Các kĩ thuật rời giường sớm: giúp tạo thuận cho quá trình hồi phục và phòng ngừa biến chứng. Tránh hậu quả nằm lâu gây ứ trệ tuần hoàn, huyết khối tĩnh mạch, loét tỳ đè, teo cơ, cứng khớp, di lệch trục chi....
- Phục hồi chức năng nuốt sớm: Có tầm quan trọng ngăn ngừa biến chứng sặc, viêm phổi….
- Chăm sóc dinh dưỡng: tư thế ăn an toàn,lăn trở,kỹ thuật phòng biến chứng hô hấp, lượng giá và tập nuốt.
- Vận động trị liệu: Tập theo tầm vận động: tập vận động có trợ giúp, vận động chủ động.Tập vận động ở các tư thế: nằm, ngồi, đứng, đi.Tập dáng đi, Tập thăng bằng (các tư thế), Tập vận động với các dụng cụ trợ giúp.
- Ngôn ngữ trị liệu: Tập nói, giao tiếp (với những bệnh nhân thất ngôn), tập nuốt…
- Hội chứng lãng quyên nửa người: Phục hổi kích thích chức năng bên liệt.
- Phục hồi rối loạn cơ tròn. Đại tiện, tiểu tiện mất tự chủ.
TÓM LẠI: PHCN sớm mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn cho NB, giúp kiểm soát và hạn chế tối đa sự xuất hiện các biến chứng, góp phần giảm tỉ lệ tàn tật và tử vong do các biến chứng của đột quỵ gây ra.
D. Đôi nét về Khoa Y học cổ truyền và phục hồi chức năng trung tâm y tế Huyện Cẩm Khê với đội ngũ Bác sĩ – Kĩ thuật viên giàu kinh nghiệm được đào tạo bài bản tại trường đại học, cơ sở y tế lớn hàng đầu trong nước như Trường đại học kỹ thuật Y Tế Hải Dương, Trường đại học Y Thái Nguyên, Đại học y Thái Bình, Đại học y Hà Nội, Bệnh Viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện 103 Quân đôi chuyên sâu cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại và đầy đủ: siêu âm, sóng ngắn, máy điện xung, máy xoa bóp áp lực hơi, hệ thống tập đa năng, điện châm, laser nội mạch… đã đáp ứng nhu cầu dịch vụ y tế chất lượng cao, tốt nhất cho người dân trên địa bàn huyện Cẩm Khê và các vùng lân cận, với tỉ lệ bệnh nhân cải thiện rất ấn tượng:
– Phục hồi chức năng di chuyển: tỉ lệ bệnh nhân có thể di chuyển độc lập hoặc độc lập với dụng cụ trợ giúp là 70 – 85 % bệnh nhân tuân thủ điều trị.
– Phục hồi chức năng nuốt: tỉ lệ thành công (rút được sonde dạ dày và ăn đường miệng an toàn) là 80 % trong tổng số bệnh nhân có chỉ định điều trị.
– Phục hồi chức năng sinh hoạt: tỉ lệ độc lập đạt 50 – 60 % trong tổng số bệnh nhân có chỉ định điều trị.
Sự phối hợp khăng khít giữa Bệnh nhân – Bác sĩ/Kỹ thuật viên – Người nhà bệnh nhân sẽ đảm bảo khả năng phục hồi cao nhất sau đột quỵ não.
KHOA YHCT - PHCN - TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CẨM KHÊ
Điện thoại: 0210.655.89.89
Email: yhctphcn.ttytcamkhe@gmail.com
Địa chỉ: Số 147 đường Hoa Khê, TT. Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ