TTYT huyện Cẩm Khê

https://benhviendakhoacamkhe.vn


PHỤC HỔI CHỨC NĂNG SAU PHẪU THUẬT TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC

Để việc phục hồi đạt kết quả cao hơn với những bài tập phục hồi chức năng dây chằng chéo trước các bạn nên được thăm khám và tư vấn từ bác sĩ
1

1

Sau khi phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước, cần khoảng chín tuần để mảnh ghép ở khớp gối lành lại.
Một chương trình phục hồi chức năng phù hợp sẽ giúp bạn bảo vệ mảnh ghép này trong suốt quá trình phục hồi, giúp giảm đau, đảm bảo phục hồi sớm khả năng vận động, sức mạnh cơ, toàn bộ chức năng của khớp gối và khả năng hoạt động độc lập.
Thông qua việc tập thăng bằng và dáng đi, phục hồi chức năng cũng sẽ giúp bạn trở lại các hoạt động thể thao ở cường độ như trước đây một cách an toàn.
1
Vì sao cần tập luyện sau phẫu thuật dây chằng chéo trước?
1. Bảo vệ dây chằng mới
Dây chằng mới cần một khoảng thời gian nhất định để gắn kết hoàn toàn với phần xương và mạch máu mới đến nuôi. Sau phẫu thuật, lực căng của dây chằng chéo trước sẽ thay đổi trong những cử động khác nhau của khớp gối. Nếu nôn nóng vận động sớm hay thực hiện bài tập sai cách, người bệnh có nguy cơ bị giãn dây chằng, lỏng khớp gối, thậm chí là bong dây chằng mới.
Vì thế, mang nẹp khi vận động là điều người bệnh nào cũng nên tuân thủ. Chuyên viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bạn cách di chuyển với nạng để lên xuống cầu thang, đi vệ sinh cá nhân, di chuyển khỏi giường… Qua mỗi giai đoạn, những bài tập sẽ được tăng tiến dần nhưng vẫn đảm bảo sự an toàn cho dây chằng mới. (2)
2. Giảm viêm và đau
Sau phẫu thuật, những mô mềm vùng gối sẽ bị tổn thương. Để giảm sưng tấy, bạn cần thực hiện bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của chuyên viên càng sớm càng tốt. Chuyên viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn áp dụng phương pháp R.I.C.E (nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép, kê cao chân) gồm:
Nghỉ ngơi (Rest): Người bệnh nên nghỉ ngơi, hạn chế di chuyển quá nhiều hay vận động mạnh sau phẫu thuật.
Chườm lạnh (Ice): Bạn có thể chườm đá lên vùng khớp gối trong 20 phút, mỗi lần cách nhau 3 giờ. Đá lạnh sẽ làm co mạch máu, giảm sưng nề vùng gối, giảm đau rất hiệu quả.
Băng ép (Compression): Bạn nên băng ép đầu gối bằng băng thun.
Kê cao chân (Elevation): Người bệnh khi nằm cần kê chân phẫu thuật cao hơn tim và thường xuyên vận động cổ chân lên xuống.
Lợi ích của phương pháp R.I.C.E là hỗ trợ máu lưu thông máu và ngăn ngừa hình thành huyết khối.
3. Phục hồi lại tầm hoạt động khớp gối
Biến chứng phổ biến sau khi phẫu thuật dây chằng chéo trước là giảm tầm vận động. Khớp gối phẫu thuật sẽ co hay duỗi ít hơn so với khớp gối bình thường do thiếu cơ chế vận động (ít di chuyển), cử động bất thường của khớp gối, giảm sức mạnh của cơ tại vùng gối và sẹo tại mặt trước gối.
Do đó, để tránh tình trạng giảm tầm vận động của khớp gối, bạn cần tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ càng sớm càng tốt. Các bài tập gồm bài gập duỗi gối, kéo giãn cơ tại vùng đùi, cẳng chân. Người bệnh cần lưu ý duỗi thẳng gối hoàn toàn sau phẫu thuật. Cử động gấp gối sẽ được tiến hành theo từng giai đoạn trong quá trình phục hồi.
4. Gia tăng sức mạnh cơ
Sau khi mổ, vì cử động bị hạn chế, người bệnh dễ bị yếu và teo cơ vùng đùi, cơ mông và cơ tại cẳng chân. Cơ bị yếu sẽ làm giảm sự ổn định của khớp gối. Vì thế, người bệnh nên sớm tập vật lý trị liệu nhằm duy trì và gia tăng sức mạnh của cơ.
Những bài tập này cần được thiết kế phù hợp với mỗi giai đoạn phục hồi, đảm bảo không ảnh hưởng đến dây chằng mới. Người bệnh sẽ bắt đầu làm quen với những bài tập gồng cơ nhẹ nhàng rồi tập nặng dần lên theo sự phục hồi của cơ thể.
5. Trở lại hoạt động tập luyện và thi đấu thể thao
Khi người bệnh đã đạt những mục tiêu về tầm vận động, lực cơ, chuyên viên vật lý trị liệu sẽ giúp bạn nhanh chóng trở lại sinh hoạt bình thường hay trở lại chơi các môn thể thao. Dây chằng chéo trước giúp ổn định khớp gối khi thực hiện các động tác. Vì thế, để sớm quay trở lại những hoạt động trước đây, người bệnh cần có phản xạ nhanh chóng trong các tình huống bất ngờ như bị trượt, té ngã, va chạm…, đặc biệt là những người chơi thể thao.
Khả năng phản xạ chỉ được phục hồi thông qua việc tập luyện. Ngoài ra, các cơ cũng cần sự linh hoạt như khi bắt đầu hay kết thúc cử động, khi chuyển hướng đột ngột, khi thay đổi tốc độ cử động. Người bệnh chỉ nên vận động mạnh hay quay lại chơi thể thao khi khả năng phản xạ đã được phục hồi hoàn toàn. Nếu không, nguy cơ tái phát tổn thương dây chằng của bạn là rất cao.
6. Các giai đoạn phục hồi chức năng sau phẫu thuật dây chằng chéo trước
- Ngày 1 đến 2 sau phẫu thuật
- Từ ngày thứ 2 sau phẫu thuật
- Từ ngày thứ 3 tới hết tuần thứ nhất sau phẫu thuật
- Từ tuần thứ 2 đến hết tuần thứ 4
- Từ tuần thứ 5 đến hết 6 tuần
- Từ tuần thứ 7 đến hết tuần thứ 10
- Từ tuần 11 đến tuần thứ 16
-  Từ tháng thứ 5 đến hết tháng thứ 6
-  Từ tháng thứ 7

7. Các điều trị khác sau phẩu thuật dây chằng chéo
– Điều trị: Thuốc giảm đau chống viêm chống phù nề tăng cường.
– Vật lý trị liệu: vi sóng, điện phân thuốc, điện xung từ tuần thứ 2 sau phẫu thuật tại các trung tâm vật lí trị liệu.
– Điều trị hỗ trợ: bằng các dụng cụ nạng, gậy, chun, tạ.
 
SAU PHẪU THUẬT TÁI TẠO DCCT, BẠN PHẢI CHÚ Ý NHỮNG VẤN ĐỀ NÀO?
Sau khi tái tạo DCCT, mảnh ghép của bạn cần thời gian để lành lại.
Tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ phẫu thuật và chuyên viên vật lý trị liệu.
Không chịu sức nặng lên chân phẫu thuật nhiều hơn đề nghị của bác sĩ phẫu thuật.
Luôn sử dụng nạng cho đến khi chuyên viên vật lý trị liệu xác nhận sự tiến bộ.
Không gập khớp gối phẫu thuật nhiều hơn đề nghị.
Khóa gối và kiểm soát khớp gối thẳng từ khi chạm gót và trong suốt quá trình chống chân.
Không vặn hoặc xoay trên chân phẫu thuật khi xoay cơ thể.
Không ngồi bắt chéo chân.
Sử dụng cầu thang theo hướng dẫn của chuyên viên vật lý trị liệu.
Không nâng vật nặng.
Tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng dây chằng chéo trước theo từng giao đoạn
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn biết thêm về tập phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước.
Trên đây là những bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng sau phẫu thuật mổ nối đứt dây chằng chéo trước. Để việc phục hồi đạt kết quả cao hơn với những bài tập phục hồi chức năng dây chằng chéo trước các bạn nên được thăm khám và tư vấn từ bác sĩ.
 

Tác giả bài viết: Trung tâm y tế huyện Cẩm Khê

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây