TTYT huyện Cẩm Khê

https://benhviendakhoacamkhe.vn


Các mốc khám thai quan trọng trong thai kỳ

Khám thai định kỳ là việc làm vô cùng quan trọng, không chỉ bảo vệ sức khỏe mẹ mà còn theo dõi chặt chẽ sự phát triển của thai nhi
Các mốc khám thai quan trọng trong thai kỳ
I. KHÁM THAI 3 THÁNG ĐẦU (tính từ ngày đầu kỳ kinh cuối đến 13 tuần 6 ngày)
* Thông thường, khám thai giai đoạn 3 tháng đầu bạn sẽ có 2 lần khám: Lần 1: Sau khi chậm kinh 2 - 3 tuần; Lần 2: lúc thai 11 tuần - 13 tuần 6 ngày
Lần 1: Sau chậm kinh 2-3 tuần (đã có tim thai)
- Mục đích:
  • Xác định chắc chắn có thai hay không và vị trí làm tổ của thai
  • Xác định tuổi thai - tính ngày dự sinh: tính ngày dự sinh theo kinh cuối và siêu âm 3 tháng đầu
  • Đánh giá sức khỏe của mẹ: bệnh lý nội khoa, ngoại khoa và tình trạng thai nghén
- Khám thai
- Siêu âm tử cung buồng trứng qua đường âm đạo: kiểm tra vị trí, tuổi của thai nhi nhằm phát hiện các bất thường
- Xét nghiệm máu mẹ tổng quát (thực hiện khi đã xác định có tim thai qua siêu âm):
  • Huyết đồ
  • Nhóm máu, Rhesus
  • HBsAg (viêm gan B), HIV, giang mai
  • Rubella virus IgM, IgG
  • Đường huyết khi đói
  • Nước tiểu 10 thông số
- Tùy vào từng tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể cho bạn làm thêm xét nghiệm tầm soát các bệnh khác khi cần thiết.
hinh anh que thu thai 2 vach dam hay mo thi co thai
* Lần 2: lúc thai 11 tuần - 13 tuần 6 ngày 
- Khám thai
- Sàng lọc dị tật thai nhi 3 tháng đầu:
  • Siêu âm đo độ mờ da gáynhằm đánh giá nguy cơ bị bệnh Down của thai nhi
  • Xét nghiệm sàng lọc dị tật thai: Double test (sau khi đo độ mờ da gáy) - cho biết nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh như hội chứng Patau (Trisomy 13), Edwards (Trisomy 18) hay hội chứng Down (Trisomy 21).
- Sàng lọc tiền sản giật quý I
  • Siêu âm Doppler màu đo chỉ số xung (PI) động mạch tử cung
  • Xét nghiệm máu PLGF (sàng lọc tiền sản giật quý I)
- Xét nghiệm nước tiểu: nhằm kiểm tra nồng độ đường máu, protein để tầm soát dấu hiệu của đái tháo đường thai kỳ và nguy cơ tiền sản giật.

II. KHÁM THAI 3 THÁNG GIỮA (tính từ tuần 14 đến 28 tuần 6 ngày)
- Thông thường, khám thai giai đoạn 3 tháng giữa bạn sẽ có 3 lần khám: Tuần 16 - 20; Tuần 20 - 24; Tuần 24 - 28;
1. Tuần 16 - 20: khám 1 lần
- Khám thai: đo huyết áp, đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng, nghe tim thai
- Siêu âm thai (thai, rau thai, nước ối) đường bụng: phát hiện những bất thường của thai kỳ như đa ối, đa thai, rau tiền đạo,....
- Siêu âm tử cung buồng trứng qua đường âm đạo (đo chiều dài cổ tử cung): đo độ dài cổ tử cung đánh giá nguy cơ sinh non
- Xét nghiệm:
  • Triple test: đây là xét nghiệm sàng lọc dị tật thai, mẹ bầu sẽ được làm xét nghiệm này trong trường hợp chưa làm xét nghiệm Double test ở quý 1
  • Nước tiểu: phát hiện và điều trị những bệnh lý như tăng huyết áp thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ, nhiễm trùng tiết niệu-sinh dục
- Tiêm phòng uốn ván (AT): tiêm vắc-xin phòng uốn ván cho mẹ để phòng ngừa bệnh uốn ván rốn cho thai nhi. Tiêm hai mũi cách nhau một tháng, mũi thứ hai cách ngày sinh dự kiến ít nhất là một tháng.
Lịch tiêm AT cho thai phụ:
- AT 1: càng sớm càng tốt.
- AT 2: cách VAT 1 tối thiểu 1 tháng (≥ 30 ngày)
- AT 3: ở thai kỳ sau, cách VAT 2 tối thiểu 6 tháng (≥ 180 ngày)
- AT 4: ở thai kỳ sau, cách VAT 3 tối thiểu 1 năm
- AT 5: ở thai kỳ sau, cách VAT 4 tối thiểu 1 năm
2. Tuần 20 - 24: khám 1 lần
- Khám thai: đo huyết áp, đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng, nghe tim thai
- Siêu âm 3D/4D: khảo sát hình thái thai nhi, xác định rau thai, lượng nước ối. Tìm các bất thường ở tim, xương, cột sống, não, thận, chân tay,…Trong giai đoạn này, bác sĩ đã có thể nhìn thấy khá rõ các bộ phận của thai nhi. Do đó có thể phát hiện sớm dị dạng ở các cơ quan nội tạng cũng như dị tật hình thái như sứt môi, hở hàm ếch
- Siêu âm tử cung buồng trứng qua đường âm đạo (đo chiều dài cổ tử cung): thực hiện siêu âm này nếu lần khám thai trước thai phụ chưa được thực hiện.
- Xét nghiệm: nước tiểu (phát hiện và điều trị những bệnh lý như tăng huyết áp thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ, nhiễm trùng tiết niệu-sinh dục)
3. Tuần 24 - 28: khám 1 lần
- Khám thai: đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng, nghe tim thai
- Siêu âm thai (thai, rau thai, nước ối) đường bụng
- Xét nghiệm:
 + Dung nạp đường huyết
 + Nước tiểu
y nghia quan trong cua nuoc oi voi su phat trien cua thai nhi 202305240652195928

III. KHÁM THAI 3 THÁNG CUỐI (được tính từ thai tuần 29 đến tuần 40)
- 3 tháng cuối cần khám vào các thời điểm: Tuần 29-32: khám thai 1 lần; Tuần 33-35: 2 tuần khám thai 1 lần; Tuần 36-40: 1 tuần khám thai 1 lần.
1. Tuần 29-32: khám 1 lần
- Khám thai: đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng, nghe tim thai
- Siêu âm thai:
  • Xác định ngôi thai 
  • Xác định vị trí rau bám và độ trưởng thành của bánh rau
  • Ước lượng cân thai thông qua các chỉ số sinh học của thai nhi như vòng đầu, chiều dài xương đùi, vòng bụng,...
  • Siêu âm màu: để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi thông qua các thông số Doppler động mạch rốn, động mạch não giữa.
- Xét nghiệm:
  • Xét nghiệm nước tiểu: phát hiện và điều trị những bệnh lý như tăng huyết áp thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ, nhiễm trùng tiết niệu-sinh dục
2. Thai nhi 33 - 35 tuần tuổi: khám 2 tuần/ lần
- Khám thai:
  • Đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng, nghe tim thai
  • Khám trong, kiểm tra cổ tử cung và các dấu hiệu chuyển dạ sinh non.
- Siêu âm thai:
  • Xác định ngôi thai 
  • Xác định vị trí rau bám và độ trưởng thành của bánh rau
  • Ước lượng cân thai thông qua các chỉ số sinh học của thai nhi như vòng đầu, chiều dài xương đùi, vòng bụng, ...
- Xét nghiệm:
  • Xét nghiệm nước tiểu: phát hiện và điều trị những bệnh lý như tăng huyết áp thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ, nhiễm trùng tiết niệu-sinh dục
3. Thai nhi 36 - 40 tuần tuổi: khám 1 tuần/ lần
- Khám thai:
  • Đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng, nghe tim thai
  • Khám trong, kiểm tra cổ tử cung và các dấu hiệu chuyển dạ.
- Siêu âm thai:
  • Xác định ngôi thai 
  • Xác định vị trí rau bám và độ trưởng thành của bánh rau
  • Ước lượng cân thai thông qua các chỉ số sinh học của thai nhi như vòng đầu, chiều dài xương đùi, vòng bụng, ...
- Xét nghiệm:
  • Xét nghiệm nước tiểu: phát hiện và điều trị những bệnh lý như tăng huyết áp thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ, nhiễm trùng tiết niệu-sinh dục
  • Xét nghiệm Non-Stress-Test (NST): nhằm kiểm tra sức khỏe của thai nhi và kiểm tra xem em bé có nhận đủ oxy hay không.
  • Xét nghiệm tầm soát Liên cầu khuẩn nhóm B (GBS - Group B Streptococcus):chỉ định từ tuần 36-37 tuần 6 ngàypregnant lady wk 40 closeup
 
 

Tác giả bài viết: NCQ, Phòng Dân số - Truyền thông, Giáo dục sức khỏe

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây