Tập phục hồi chức năng sau chấn thương xương khớp

Thứ tư - 13/09/2023 10:40
Người bệnh sau một thời gian cố định gãy xương thường khó khăn vận động, kèm theo giảm cảm giác, teo cơ. Đặc biệt đối với người già thường kèm theo biến chứng ứ đọng phổi, loét do tỳ đè, huyết khối. Vì vậy, sau bó bột hoặc phẫu thuật, người bệnh cần được vận động sớm, đúng cách để tránh các biến chứng, giúp cho phục hồi cử động khớp, duy trì sức cơ và tăng tỷ lệ liền xương.

 I. Phục hồi chức năng với nhóm người bệnh gãy xương điều trị bảo tồn

Nếu người bệnh được bó bột, nẹp cố định vị trí gãy xương.

Sau bó bột 24h: 
- Để tránh teo cơ cứng khớp, người bệnh có thể tập gồng cơ (co cơ tĩnh) trong bột ngày khoảng 10 lần, mỗi lần 10 động tác.

- Tập vận động các khớp tự do lân cận gần với các khớp phải cố định.

Ví dụ: Người bệnh gãy đầu dưới xương quay, người bệnh phải cố định bột ở cẳng tay ra hết bàn tay. Ngoài việc gồng cơ trong bột thì người bệnh phải tập vận động các ngón tay, vận động khớp khuỷu và khớp vai.

Sau khi tháo bột:
- Bác sĩ đánh giá lại các khớp của người bệnh về tầm vận động và cơ lực của các nhóm cơ để đưa ra các bài tập thích hợp.

 - Tập vận động nhẹ nhàng các khớp sau khi cố định với cường độ tăng dần: Các bài tập gấp, duỗi, dạng, khép hoặc xoay khớp (tùy mức độ liền xương- do bác sỹ quyết định).

 - Tập thụ động khớp, sau đó là bài tập chủ động có trợ giúp hoặc chủ động.

 - Khi cơ lực các nhóm cơ còn yếu, người bệnh được tập các bài tập làm mạnh sức cơ bằng bài tập có sức cản.

 - Với người bệnh sau tháo bột, khớp cứng nhiều và phù nề hoặc có hội chứng Sudeck người bệnh nên đến cơ sở để điều trị vật lý trị liệu kết hợp bằng các dòng sóng ngắn, hồng ngoại, điện phân, điện xung thuốc thì kết quả sẽ nhanh hơn.

 - Người bệnh có thể được Bác sỹ chỉ định dùng thuốc chống viêm, giảm đau, giảm phù nề trong quá trình tập luyện.

 - Nếu trong quá trình tập luyện khớp sưng nhiều hơn người bệnh có thể ngừng tập chườm lạnh 10 – 15 phút/lần cách 2 giờ. Khi khớp đỡ sưng lại tiến hành tập tiếp.

 - Tập đến khi khớp đó trở về hoạt động bình thường cả về tầm vận động, cơ lực và chức năng của khớp.
56

Người bệnh sau bó bột cần được vận động sớm
 
II. Phục hồi chức năng với nhóm người bệnh phẫu thuật
- Ngay sau 24h sau phẫu thuật: người bệnh đã được bác sĩ phục hồi chức năng đánh giá toàn trạng và đưa ra bài tập tại giường cho người bệnh. Các bài tập bao gồm:
+ Tập co cơ tĩnh chi gãy và các khớp còn lại.
+ Vài ngày đầu tập vận động gấp duỗi dạng khép các khớp nhưng đặc biệt không được xoay xương từ bài tập thụ động có trợ giúp của kỹ thuật viên hoặc người nhà người bệnh.
+ Sau đó người bệnh được tập vận động chủ động có trợ giúp và bài tập chủ động nếu cơ lực của người bệnh tốt. người bệnh có thể tập vài lần trong ngày, mỗi lần từ 20-30 phút. Nâng cao chi gãy để giảm phù nề.
- Nếu thay khớp nhân tạo chi dưới: người bệnh có thể đi lại sớm bằng khung tập đi ngay từ ngày thứ 3 sau phẫu thuật.
+ Nếu phương tiện cố định xương vững: người bệnh có thể tập ngay các khớp có phương tiện cố định hoặc các khớp ngay gần xương gãy.
+ Nếu phương tiện cố định chưa vững: người bệnh sẽ được bó bột tăng cường, sau 3-4 tuần sẽ tháo bột và tập luyện.
- Gãy các xương chi dưới: tùy từng loại gãy, chờ liền xương người bệnh mới được phép đứng và đi lại.
- Gãy xương cột sống: khi nẹp vis vững tuỳ từng trường hợp cụ thể, người bệnh được thay đổi tư thế ngay từ ngày thứ 2 sau phẫu thuật và được ngồi dậy, đi lại khi ổn định.
1
Một ca phục hồi chức năng sau phẫu thuật
 

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây