CẢNH BÁO TÌNH TRẠNG VIÊM LOÉT DẠ DÀY Ở TRẺ EM NGÀY CÀNG PHỔ BIẾN

Thứ tư - 22/03/2023 09:51
           Nguyên nhân thường gặp là do trẻ em ăn uống không đảm bảo, ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng, ăn quá nhiều thức ăn không ngon, ăn quá nhiều đồ ngọt, chế độ sinh hoạt học tập không điều độ …dẫn tới dạ dày bị vêm loét. Khi tình trạng viêm loét không được chẩn đoán và điều trị kịp thời các vết loét ngày càng lan rộng, ăn sâu hơn, có thể dẫn đến thủng dạ dày
 Biểu hiện của thủng dạ dày rất dữ dội.
Cơn đau ở vùng thượng vị, dạ dày rất mạnh, cảm giác như có dao đâm vào bụng, dù làm thế nào cũng không thể làm dịu được cơn đau.
Bụng gồng cứng, chỉ cần thở mạnh cũng gây đau hơn.
Từ vùng thượng vị dạ dày, cơn đau sẽ lan ra khắp ổ bụng, lên đến ngực, vai và lưng.
Cảm giác không còn sức lực, mệt mỏi, mặt tái, tay chân lạnh, toát mồ hôi, có thể tụt huyết áp.
Khi người bị viêm loét dạ dày có những biểu hiện trên thì có thể khẳng định 90% là bệnh đã biến chứng thủng dạ dày, cần đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu và phẫu thuật ngay lập tức. Để càng lâu sẽ càng nguy hiểm đến tính mạng
            Ngày 19/3/2023 Khoa Ngoại Trung Tâm Y Tế Huyện Cẩm Khê tiếp nhận một trường hợp, bệnh nhân TVĐ 16 tuổi trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng thượng vị, qua thăm khám thấy bệnh nhân đau bụng dữ dội vùng thượng vị, phản ứng thành bụng co cứng thành bụng dương tính, X-quang bụng có hình ảnh liềm hơi dưới cơ hoành hay bên. Bệnh nhân được chẩn đoán thủng tạng rỗng. Bệnh nhân đã được phẫu thuật cấp cứu khâu lỗ thủng dạ dày, sau phẫu thuật hiện tại bệnh nhân ổn định, hết đau bụng, đã vận động đi lại được
Hình ảnh lỗ thủng dạ dày của bệnh nhân khi phẫu thuật
 
Nguyên tắc ăn uống phòng tránh thủng dạ dày
  • Các nhóm thực phẩm nên ăn:
Rau củ quả trái cây, trừ những gia vị cay hoặc chua
Thịt gia cầm, cá
Ngũ cốc nguyên hạt
Protein có nguồn gốc thực vật
  • Các nhóm thực phẩm nên hạn chế
Đồ ăn nhiều chất béo, muối
Chất kích thích như cà phê, bia rượu
Thịt chế biến sẵn, đồ đông lạnh
  • Ăn đúng cách cho người đau dạ dày
Đồ ăn nấu mềm, chín kỹ và thái nhỏ để giảm áp lực cho dạ dày
Ăn chậm, nhai kỹ để gia tăng sự bài tiết nước bọt, giúp trung hòa axit trong dạ dày
Chia nhỏ các bữa ăn để tránh tình trạng dạ dày rỗng
Nên ăn thức ăn ấm
Sau ăn nên nghỉ ngơi, không hoạt động ngay
Khi gặp các triệu chứng ở trên bạn nên đi đến ngay cơ sở khám bệnh gần nhất để được tư vấn khám và điều trị kịp thời
 

Nguồn tin: KHOA NGOẠI- TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CẨM KHÊ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây